Quy trình lắp đặt hê thống thoát nước mưa bao gồm các bước sau:
Các yêu cầu và công tác chuẩn bị trước khi lắp đặt
- Khảo sát mái, hệ thống máng xối.
- Khảo sát và kiểm tra hệ thống hố ga, hệ thống thoát nước bên ngoài tòa nhà để đảm bảo khả năng sẵn sàng tiếp nhận nước mưa từ hệ thống Siphonic.
- Việc thi công lắp đặt hệ thống thoát nước mưa Siphonic phải có sự phối hợp với các hệ thống khác (Hệ thống cấp nước, điện, thông gió, điều hòa…) để tránh giao cắt và đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các hệ thống.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư phễu thoát, hệ thống ống, giá đỡ và phụ kiện.
- Phải đảm bảo máng xối, ống và phụ kiện không bị hư hỏng, bóp méo trong quá trình vận chuyển cũng như thi công.
- Làm sạch máng xối cũng như hệ thống phễu thu, ống và phụ kiện trước và sau khi lắp đặt
Công tác lắp đặt
-
Lắp đặt phễu thu
- Lắp đặt phễu thu vào máng xối bằng đinh tán
Chỉ dẫn | Hình ảnh |
1. Hàn phễu thu vào ống thoát nước | |
2. Đặt gioang cao su lên trên miệng phễu. | |
3. Mở phần nắp ở phía dưới và lắp lại vào các lỗ thích hợp trên phễu | |
4. Tạo một lỗ có kích thước 280~300mm trên máng xối. | |
5. Trát một lớp keo quanh lỗ vừa đục. | |
6. Dùng đinh tán để cố định phễu vào máng xối. | |
7. Thêm một lớp keo giữa máng xối và phễu. | |
8. Thêm gioăng cao su thứ 2 lên phía trên. | |
9. Đặt mặt bích lên trên gioăng cao su sau đó siết chặt bằng vít. | |
10. Dán nhãn màu đỏ cho hệ thống chống tràn. | |
11. Trong quá trình lắp đặt nếu cần thiết có thể dùng nắp đậy để ngăn ngừa bụi bẩn vào hệ thống. | |
12. Tháo nắp bịt màu vàng và lắp tấm chống xoáy | |
13. Đặt tấm chắn rác lên trên tấm chống xoáy nước và cố định lại bằng vít |
- Lắp đặt phễu thu vào máng xối bằng phương pháp hàn
Chỉ dẫn | Hình ảnh |
1. Kiểm tra vật liệu máng xối có cho phép được hàn không | |
2. Hàn phễu thu vào ống thoát nước | |
3. Đặt gioang cao su lên trên miệng phễu. | |
4. Mở phần nắp ở phía dưới và lắp lại vào các lỗ thích hợp trên phễu | |
5. Tạo một lỗ có kích thước 280~300mm trên máng xối. | |
6. Hàn cố định phễu vào máng xối. | |
7. Thêm gioăng cao su thứ 2 lên phía trên. | |
8. Đặt mặt bích lên trên gioăng cao su sau đó siết chặt bằng vít. | |
9. Dán nhãn màu đỏ cho hệ thống chống tràn. | |
10. Trong quá trình lắp đặt nếu cần thiết có thể dùng nắp đậy để ngăn ngừa bụi bẩn vào hệ thống. | |
11. Tháo nắp bịt màu vàng và lắp tấm chống xoáy | |
12. Đặt tấm chắn rác lên trên tấm chống xoáy nước và cố định lại bằng vít |
- Lắp đặt hệ thống chống tràn (Overflow Kit)
Chỉ dẫn | Hình ảnh |
1. Overflow Kit có 2 thành phần A(dưới) và B(trên) | |
2. Hàn phễu thu vào ống thoát nước | |
3. Lắp đặt 2 gioang cao su lên mặt trên và mặt dưới công ty. | |
4. Dựa trên chiều cao tràn thiết kế, mà điều lắp đặt phần A vào phễu bằng cách điều chỉnh bu lông trên đinh tán. | |
5. Căn chỉnh lắp phần B lên trên phần A. | |
6. Siết phần A và B với nhau bằng bu lông. | |
7. Đặt tấm chống xoáy nước lên trên và cố định bằng bu lông. | |
8. Đặt tấm chắn rác lên trên tấm chống xoáy nước và cố định lại bằng vít. |
-
Lắp đặt hệ thống ống
- Quy tắc chung
- Ở các vị trí chuyển hướng dùng 2 cút 45° để chuyển hướng cho góc 90°
Ngoại lệ cho trường hợp ống đứng từ phễu thu xuống
Trường hợp đường kính ống D200, 250, 315 cũng có thể dùng cút 90°
- Đối với trường hợp thay đổi đường kính phải sử dụng côn giảm lệch tâm.
- Trường hơp thay đổi đường kính ở ống đứng từ phễu thu xuống sử dụng côn giảm đồng tâm
- Trường hơp sử dụng tê giảm nối giữa các ống
- Kết nối giữa ống đứng và ống gom nằm ngang
- Nối ống và phụ kiện
- Hàn đối đầu bằng tay:
Áp dụng cho các ống nhỏ từ 32~63mm
Điều kiện hàn: Nhiệt độ môi trường từ -5°C đến +40°C, trong trường hợp điều kiện môi trường bất lợi, phải có phương án che chắn trước khi hàn. Nhiệt độ hàn phải đồng đều, ống và phụ kiện phải được làm sạch trước khi hàn.
Đường ống và phụ kiện trong quá trình hàn và sau khi hàn phải tránh tiếp xúc với mưa, tia nắng, nguồn nhiệt. tại mối nối không sau khi nối ống không được có tác động cơ học.
Chỉ dẫn | Hình ảnh |
1. Cắt ống và phụ kiện (mặt cắt phải gọn gàng và phẳng) | |
2. Trong trường hợp càn thiết có thể cắt ngắn phụng kiện để phù hợp trong quá trình hàn. | |
3. Nhiệt độ của tấm hàn phải đạt 210°C±5°C.. | |
4. Đặt tấm hàn vào giữa hai đoạn ống và đẩy ống sát vào mặt đĩa. | |
5. Dùng lực đủ lớn để nhựa phình ra một lớp với độ dày khoảng 1mm. | |
6. Trong quá trình gia nhiệt, phải giữi 2 ống đồng tâm với nhau (tránh lệch tâm). | |
7. Sáu khi gia nhiệt xong tiến hành cất tầm hàn, cẩn thận để tránh làm hỏng các cạnh được làm nóng rồi ép hai ống với nhau cho đến khi mối hàn cứng lại. | |
8. Trong giai đoạn này cần tránh việc xoắn và uốn cong ống. | |
9. Gi đoạn cuối cùng là làm nguội, giữ hai ống ép sát với nhau và để nguội tự nhiên đến khi mối hàn đông cứng. |
- Hàn đối đầu bằng máy:
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp đòi hỏi độ chính xác cao, đường kính ống từ 40÷315 mm.
Điều kiện hàn: Nhiệt độ môi trường từ -5°C đến +40°C, trong trường hợp điều kiện môi trường bất lợi, phải có phương án che chắn trước khi hàn. Nhiệt độ hàn phải đồng đều, ống và phụ kiện phải được làm sạch trước khi hàn.
Đường ống và phụ kiện trong quá trình hàn và sau khi hàn phải tránh tiếp xúc với mưa, tia nắng, nguồn nhiệt. tại mối nối không sau khi nối ống không được có tác động cơ học.
Chỉ dẫn | Hình ảnh |
1. Cắt ống và phụ kiện (mặt cắt phải gọn gàng và phẳng) | |
2. Trong trường hợp càn thiết có thể cắt ngắn phụng kiện để phù hợp trong quá trình hàn. | |
3. Nhiệt độ của tấm hàn phải đạt 210°C±5°C.. | |
4. Đầu tiên kẹp hai đầu ống hoặc phụ kiện vào máy sau đó sử dụng vít để siết và điều chỉnh cho ống đúng vị trí. | |
5. Căn chỉnh cho ống thẳng và đồng tâm, tránh để ống lệch nhau. | |
6. Chèn giao cắt vào giữa và đẩy 2 đầu ống sát vao mặt dao, tiền hành quay hai mặt dao để làm phẳng mặt ống. | |
7. Đặt tấm gia nhiệt vào giữa 2 ống sau đó dùng tay quay để đẩy ống sát vào mặt tấm gia nhiệt. | |
8. Dùng lực ép hai đầu ống để tạo ra một lớp nhựa chảy bằng 1/3 chiều dày ống. | |
9. Bước tiếp theo là tháo bỏ tấm gia nhiệt rồi dùng tay quay đẩu 2 đầu ống lại ép sát dính vào nhau và khóa hai bên tay quay để cố định ống. | |
10. Cuối cùng là làm nguội và mở kẹp tháo mát hàn ra khỏi ống. |
- Mối nối điện trở:
Phương pháp này sử dụng điện để nung chảy ống nhựa, đường kính ống từ 40÷315 mm.
Điều kiện hàn: Nhiệt độ môi trường từ -5°C đến +40°C, trong trường hợp điều kiện môi trường bất lợi, phải có phương án che chắn trước khi hàn. Nhiệt độ hàn phải đồng đều, ống và phụ kiện phải được làm sạch trước khi hàn.
Đường ống và phụ kiện trong quá trình hàn và sau khi hàn phải tránh tiếp xúc với mưa, tia nắng, nguồn nhiệt. tại mối nối không sau khi nối ống không được có tác động cơ học, nếu đường kính ống lớn có thể sử dụng con lăn để di chuyển ống.
Chỉ dẫn | Hình ảnh |
1. Cắt ống và phụ kiện (mặt cắt phải gọn gàng và phẳng) | |
2. Trong trường hợp càn thiết có thể cắt ngắn phụng kiện để phù hợp trong quá trình hàn. | |
3. Làm sạch, lau khô ống và đánh dấu một khoảng 10mm để chèn khớp nối điện trở. | |
4. Cạo phần nhựa bên ngoài sâu khoảng 2mm cho đến vị trí đánh dấu 10mm. | |
5. Chèn ống và khớp nối điện lại với nhau. | |
6. Trong quá trình nối phải giữi 2 ống đồng tâm với nhau (tránh lệch tâm). | |
7. Kết nối khớp nối với máy hàn. | |
8. Thời gian hàn được máy hàn xác định tự động, khi hoàn thành máy sẽ có âm thanh tín hiệu báo kết thúc hàn. | |
9. Trong quá trình hàn phải giữ cố định ống, tránh lệch khớp nối và gây ra đoản mạch. | |
10. Nếu hàn không thành công chỉ báo trên khớp nối sẽ không thay đổi màu sắc (từ màu trắng sang màu đen). | |
11. Nếu cần các khớp nối trên mối nối có thể tháo ra ở cuối quá trình làm nguội. | |
12. Quá trình làm nguội phải để hoàn toàn tự nhiên, không được dùng nước hay chất xúc tác để đẩy nhanh quá trình làm nguội. |
-
Lắp đặt hệ giá đỡ
Hệ thống giá đỡ là một bộ phận rất quan trọng trong hệ Siphonic nên việc lắp đặt hệ thống giá đỡ cũng cần phải chi tiết và thận trọng.
- Quy tắc lắp đăt giá đỡ cho ống nằm ngang
- Nếu L ≤ 0,8 m thì không dùng kẹp
- Nếu 0,8 m < L < 3 m, kẹp cố định vào kết cấu bằng thanh ren
- Nếu L ≥ 3 m, thì sử dụng loại kẹp Rainplus-S có thanh đỡ
- Khoảng cách giữa 2 kẹp được tính bằng công thức:
∆LH=10×OD
OD là đường kính ngoài, 0,8m≤∆LH≤2m
Thanh ren cố định có kích thước M10, Nếu đường kính ống nhỏ hơn ≤ OD160 thì khoảng cách 2 thanh ren tối đa là 2,5m, nếu đường kính ống ≥OD160 thì khoảng cách 2 thanh ren tối đa là 2,0m, khoảng cách tối ưu của thanh ren tính từ ống lên kết cấu là 40~50cm.
- Một số hình ảnh mô tả việc lắp đặt thanh ren vào giá đỡ
- Quy tắc lắp đặt giá đỡ ống nằm ngang
- Nếu L ≤ 1 m thì không dùng kẹp
- Nếu L > 1 m thì kẹp cố định ống vào kết cấu
- Khoảng cách giữa 2 kẹp được tính bằng công thức:
∆Lv=15×OD
- Quy tắc lắp đặt neo ống tại các điểm thay đổi hướng
- Tại các vị trí thay đổi hướng ống sẽ sử dụng neo ống kết hợp với mối nối điện trở để cố định ống
Điểm neo phải được bố trí ở các vị trí có sự thay đổi về hướng ống nếu góc thay đổi ≥10°
Tại các điểm có ống nhánh đổ vào cũng cần phải bố trí điểm neo
-
Kết nối với hệ thống thoát nước bên ngoài công trình
Việc thi công kết nối hệ thống thoát nước Siphonic và hệ thống thoát nước mưa bên ngoài phải đảm bảo theo tiêu chuẩn:
- Hệ thống ống thoát Siphonic phải xả vào hố ga hệ thống thoát nước bên ngoài công trình.
- Kích thước hố ga phải đảm bảo đủ để các ống thoát nước bao gồm ống chính và ống dự phòng đấu nối vào.
- Hố ga tiếp nhận hệ thống thoát nước Siphonic phải đảm bảo thông hơi cho hệ thống, trường hợp là hố ga kín thì phải thiết kế thêm hệ thống ống thông hơi bằng 2 lần đường kính ống xả vào hố ga của hệ thống Siphonic.
-
QUY TRÌNH KIỂM TRA HỆ THỐNG SIPHONIC TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Quy trình kiểm tra hệ thống Siphonic trước khi đưa vào sử dụng gồm các bước: Kiểm tra chung, thử nghiệm độ kín hệ thống, kiểm tra máng xối, kiểm tra chung hệ thống trước khi bàn giao hệ thống.
-
Kiểm tra chung
- Thông báo đầy đủ trước cho TVGS để họ có cơ hội hợp lý quan sát các cuộc kiểm tra.
- Kiểm tra xem tất cả các phần lắp đặt có bị tắc nghẽn và mảnh vụn hay không trước khi thử nghiệm.
- Cung cấp nước sạch, hỗ trợ và thiết bị thử nghiệm nghiệm theo yêu cầu.
- Tiến hành kiểm tra theo quy định. Sau khi kiểm tra, xác định vị trí và khắc phục ngay tất cả các lỗi và kiểm tra lại theo hướng dẫn.
- Giữ hồ sơ của tất cả các tài liệu thử nghiệm và cung cấp một bản sao của mỗi bài kiểm tra cho Tư vấn.
-
Thử nghiệm độ kín của ống
- Bịt kín tạm thời các đầu hở của hệ thống đường ống bằng nút bịt hoặc van chặn
- Kết nối đồng hồ đo nước ống chữ U và máy bơm không khí qua phích cắm.
- Bơm không khí vào hệ thống đường ống cho đến khi đồng hồ đo chỉ số 38 mm.
- Cho phép một khoảng thời gian để ổn định nhiệt độ, sau đó áp suất 38 mm sẽ được duy trì mà không bị mất trong ít nhất 5 phút.
-
Kiểm tra máng xối
- Chặn tất cả các đầu ra, đổ đầy máng xối đến mức tràn và sau 5 phút kiểm tra kỹ xem có rò rỉ không.
-
Kiểm tra trước khi bàn giao hệ thống
- Loại bỏ rác xây dựng và các mảnh vụn từ tất cả các mái nhà và máng xối. Nếu có thể, hãy quét và loại bỏ bụi mịn có thể xâm nhập vào hệ thống nước mưa. Không quét hoặc xả bụi hoặc mảnh vụn vào hệ thống nước mưa.
- Loại bỏ mảnh vụn, mảnh vụn và nắp tạm thời khỏi toàn bộ hệ thống nước mưa.
- Đảm bảo rằng tất cả các nắp truy cập, lưới phễu thu, v.v. đều được cố định hoàn chỉnh với tất cả các vật cố định.
-
ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA TUYỀN THỐNG VÀ HỆ THỐNG SIPHONIC
Sự khác biệt giữa hệ thống thoát nước mưa Siphonic và giải pháp thoát nước mưa truyền thống được thể hiện ở bảng sau đây:
Tiêu chuẩn so sánh | Hệ thống Siphonic | Giải pháp truyền thống |
Nguyên lý hoạt động | – Sử dụng nguyên lý thoát nước Siphonic để tạo ra áp suất âm giúp thoát nước nhanh hơn.
– Dòng chảy trong hệ thống là dòng chảy đầy 100% – Hệ thống ống thu gom sử dụng hệ thống ống ngang để gom nước ngay dưới hệ thống phễu thu, ống có đường kính nhỏ hơn và không cần độ dốc |
– Hệ thống dựa vào trọng lực để đẩy nước đi, do đó yêu cầu có độ cao đủ để đảm bảo sức ép đẩy đủ để nước chảy đi.
– Dòng chảy trong hệ thống là dòng chảy không đầy 33~75% – Hệ thống ống thu gom sử dụng hệ thống ống ống đứng cho mỗi phễu thu , ống đường kính lớn và có độ dốc |
Hiệu quả | Sử dụng nguyên lý siphon giúp nước chảy nhanh hơn và có thể xả thải ở mức độ cao hơn so với giải pháp truyền thống. Hệ thống sử dụng đường ống nhỏ hơn và không cần độ nghiêng lớn, do đó có thể áp dụng được ở các công trình có kích thước nhỏ hoặc các khu vực có địa hình phức tạp. | Yêu cầu có đường ống thoát nước lớn để đảm bảo lưu lượng nước thoát ra đủ lớn và không bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, đường ống thoát nước lớn lại yêu cầu phải có độ nghiêng đủ lớn để đảm bảo sức ép đẩy đủ để nước chảy đi. Điều này tạo ra hạn chế cho việc sử dụng giải pháp truyền thống ở các công trình có kích thước nhỏ hoặc các khu vực có địa hình phức tạp. |
Chi phí: | Hệ thống sử dụng đường ống nhỏ hơn và không cần độ nghiêng lớn, do đó tối ưu hóa được chi phí thi công và vật tư. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ siphonic cao hơn so với giải pháp truyền thống. | Yêu cầu có đường ống thoát nước lớn và nhiều hệ thống ống đứng để đảm bảo lưu lượng nước thooát nước nên chi phí lớn hơn |
Kết luận: Công nghệ thoát nước mưa mái siphonic có nhiều ưu điểm so với giải pháp truyền thống như tối ưu hóa chi phí vật tư, khả năng xử lý nước nhanh và hiệu quả hơn, sử dụng đường ống nhỏ hơn và không yêu cầu độ nghiêng lớn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ siphonic cao hơn so với giải pháp truyền thống. Do đó, việc lựa chọn giải pháp nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của từng công trình cụ thể. |